Báo cáoPhân tíchPhân tích kỹ thuật

Thị trường rung lắc 6/8, cảng biển giữ nhịp tăng

By 8 Tháng Tám, 2021 No Comments

Thị trường chứng khoán ngày ngày cuối tuần là 1 phiên điều chỉnh nhẹ sau 2 tuần liên tiếp hồi phục, chỉ số đóng cửa trong sắc xanh điểm. Cụ thể chỉ số Vnindex giảm 4,1 điểm ( tương ứng -0.3 %) xuống mức 1341,45 điểm, khối lượng giao dịch đạt hơn 736 triệu cổ phiếu ứng với giá trị giao dịch đạt 22.511 tỷ đồng.

VNINDEX  đã mở gap up tiếp nối diễn biến hưng phấn từ phiên trước đó, trong phiên có những lúc xung lực cầu áp đảo kéo chỉ số lên vùng 1351 điểm lấp gáp down trước đó nhưng lại gặp lực cung khá mạnh bán xuống và điều này thể hiện khá rõ ở 45 phút cuối phiên chiều dẫn đến sự sụt giảm điểm về cuối phiên, đóng cửa chỉ số ở mức thấp nhất phiên kèm theo lượng vol khá lớn cao nhất trong tuần và cao hơn mức trung bình. Điều này chứng tỏ có 1 lượng hàng  đã chốt lời khá lớn khi thị trường trong vùng cản mạnh, rủi ro của thị trường trong ngắn hạn đã tăng lên.

Chỉ số Vnindex đóng nến tuần vẫn duy trì được đà hồi phục là 1 cây nến xanh thân nhỏ hơn tuần trước và có râu phía trên đi kèm với khối lượng giao dịch tương đối lớn. Nếu xét trên giá đóng cửa ở nến tuần thì chỉ số vnindex chưa thực sự lấp được gap down trước đó và bị bán ngược trở lại tuy nhiên không quá lo ngại vì thị trường cần thiết có 1 sự điều chỉnh hợp lý để có sự xác nhận đáy 2 đi lên bền vững và an toàn hơn.

Chỉ số VN30 giảm 9,67 điểm (-0,65 %) xuống mức 1476,79 điểm, khối lượng giao dịch đạt 218 triệu cp tương ứng với giá trị giao dịch hơn  11.126 tỷ đồng. Chỉ số Vn30 cũng chịu áp lực điều chỉnh từ thị trường chung và bị ảnh hưởng mạnh hơn so với chỉ số Vnindex.  Dòng tiền chốt lời và  rút ra trên hầu hết các cổ phiếu trong rổ VN30 đặc biệt là nhóm ngân hàng, chứng khoán. Trong nhóm VN30 có  20 mã giảm/8 mã  tăng, 2 mã tham chiếu, chiều giảm có các mã STB (-2,4%); VPB, SSI, GVR (-1,9%); GAS (-1,5%); HDB, VCB, TCB, ACB (-1,3%),….. đà tăng nhẹ là các mã VHM(2%); POW 9 1,9%); KDH (1%).

Chỉ số HNXINDEX không thay đổi so với phiên thứ 5 đóng cửa ở mức 325 điểm, khối lượng giao dịch đạt 171 triệu cp tường ứng giá trị giao dịch 4.449 tỷ đồng. Sàn HNX đã có giai đoạn  hồi phục mạnh hơn so với sàn Hose khi đã  tiến lên vùng đỉnh cũ  kháng cự rất mạnh và gặp áp lực bán lớn tại đây.  Nhóm cổ phiếu midcap, small cap và penny  tuy có gặp áp lực chốt lời nhẹ  nhưng vẫn thu hút được sự tham gia của dòng tiền tương đối tốt giai đoạn vừa qua.

Chỉ số HNX30 giảm 0,46 điểm ( -0,09 %) xuống mức 526,46 điểm với khối lượng giao dịch đạt 78 triệu cp tương ứng 1.979 tỷ đồng. Chỉ số HNX30 cũng gặp áp lực cung mạnh khi lực cầu có lúc kéo lên cao nhưng lại bị lùi về do áp lực cung bán xuống, tuy nhiên điều khá tích cực là chỉ sô HNX30 đã vượt vùng đỉnh cũ trước đó và đóng cửa phiên nay chịu áp lực bán tương đối mạnh nhưng vẫn giữ được điểm số trên vùng đỉnh cũ. Dòng tiền vẫn có sự tích cực ở nhóm nhóm cổ phiếu, than, và điều chỉnh giảm ở nhóm chứng khoán, dệt may. Trong nhóm HNX30 có 13 mã tăng / 12 mã giảm , 5 mã tham chiếu  chiều tăng là mã VC3 (9,6%); NDN (5,9 %), NBC( 4 %); CEO (3,4%) …. các mã giảm là  SHS (-3,2%); TNG (-3%); MBS (-2,9%), KLF, BVS  (-2,4%).

Dòng tiền có sự khởi sắc trở lại với nhóm ngành truyền thông, tiếp đến là sự hồi phục nhẹ của nhóm ngành hang dịch vụ, dầu khí, bất động sản, xây dựng, bên cạnh đó dòng tiền rút nhẹ ra ở nhóm hóa chất, chứng khoán, ngân hang, điện nước.

Tổng kết:

– Thị trường  chứng khoán ghi nhận 2 tuần liền hồi phục sau đợt sụt giảm sâu tương đối tốt, phiên cuối tuần là 1 sự điều chỉnh nhẹ, lực bán mạnh xuất hiện vào cuối phiên với khối lượng giao dịch ở mức lớn cho thấy có sự chốt lời tương đối mạnh, có dấu hiệu của 1 phiên phân phối từ vùng đáy và manh nha tạo đỉnh ngắn hạn của thị trường.

– Vì vậy sang tuần cần thận trọng và đề phòng rủi ro khi thị trường sẽ có những rung lắc biến động khá mạnh, A/C NĐT vẫn nên tiếp tục chốt lời và hạ tỷ trọng cổ phiếu, thu hẹp dần danh mục khi thị trường xanh điểm.

– Đối với A/C NĐT nắm giữ tỷ trọng tiền mặt cao có thể giải ngân từng phần khi thị trường giảm điểm rung lắc mạnh, nên duy trì tỷ trọng  cổ phiếu vừa phải đối với thị trường giai đoạn này, ưu tiên các nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt: phân đạm, cảng biển, bán lẻ, dệt may, gỗ, thủy sản, điện nước,…

GIAO DỊCH MUA BÁN KHỐI NGOẠI – TỰ DOANH

  • Khối ngoại mua ròng nhẹ gần 38 tỷ đồng chủ yếu tập trung ở SSI (116 tỷ), STB ( 100 tỷ), HPG (70 tỷ ); chiều bán ròng ở VNM ( 80 tỷ), GAS (61 tỷ), VRE ( 50 tỷ)
  • Tự doanh mua ròng hơn 282 tỷ đồng  tập trung ở các mã VHM (143 tỷ); FPT (110 tỷ); HPG (54 tỷ) bán ròng ở các mã IJC ( 83 tỷ), TCB (10 tỷ)

UPDATE DIỄN BIẾN 1 SỐ CỔ PHIẾU + NHÓM NGÀNH TIÊU BIỂU

  • Dòng chứng khoán (SSI, VND, HCM, SHS, BVS, CTS, BSI,..): đã có dấu hiệu của sự tạo đỉnh ngắn hạn, lực bán khá mạnh đi kèm thanh khoản lớn,, ưu tiên chốt lời ngắn hạn  và chưa có điểm mua mới.
  • Dòng cảng biển (GMD, HAH, SGP, SWC) : nhóm ngành được hưởng lợi từ các chính sách vĩ mô, vẫn đang giữ được nhịp uptrend trên cả 3 khung thời gian ngắn trung và dài hạn. Trong ngắn hạn sẽ xuất hiện sự rung lắc điều chỉnh cần thiết có thể chốt lời từng phần, xu hướng dài hạn vẫn rất tích cực.
  • DPG: cổ phiếu đã có nhịp phục hồi rất tốt ,vượt đỉnh dài hạn khá tích cực, có thể quan sát gải ngân khi cổ phiếu điều chỉnh
  • HDG: là cổ phiếu có xu hướng uptrend tích cực, ưu tiên nắm giữ trung dài hạn, có thể canh các nhịp điều chỉnh để tham gia giải ngân nếu chưa có hàng
  • TCB, CTG, MBB: bị bán tương đối mạnh kèm vol khá lớn, có xu hướng điều chỉnh trở lại để tạo mặt bằng giá mới hợp lý, có hàng ưu tiên chốt lời.
  • Dòng phân bón ( DPM, DCM, BFC, LAS): là nhóm ngành được hưởng lợi từ chính sách vĩ mô, đang có xu hướng tăng đẹp khỏe hơn so với thị trường chung, có thể quan sát giải ngân từng phần khi cổ phiếu điều chỉnh.
  • TDM, BWE: điều chỉnh nhẹ trong quá trình đi lên với vol thấp, chưa có dấu hiệu xấu.
  • MỘT SỐ THÔNG TIN CỦA CÁC CỔ PHIẾU ĐÁNG CHÚ Ý
  • HAH: Công ty đại lý Cánh đồng xanh liên quan đến chủ tịch HĐQT công ty đăng ký bán 403.200 cp với mục đích giảm tỷ trọng đầu tư.
  • -ITA: Doanh thu thuần giảm + chi phí quản lý tăng khiến lãi ròng của cty công nghiệp Tân Tạo giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận đạt 38 tỷ đông.
  • IDC: công ty TNHH Sản xuất và thương mại Bách Việt – người có liên quan đến Tổng giám đốc đã mua 3.668.000 CP trong khi trước đó đăng ký mua 15.900.000 CP ( lý do: do diễn biến giá).
  • Dòng P: giá dầu tăng 45% nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hưởng lợi. BSR, PVOIL chuyển từ lỗ sang lãi trong khí PVS, PVD sụt giảm mạnh.